Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh tiền thân là Đoàn tuồng Giải phóng Quảng Nam, được thành lập ngày 21.7.1967, tại xã Phước Lãnh, huyện Tiên Phước, một vùng căn cứ kháng chiến tỉnh Quảng Nam, với 30 diễn viên từ những đội văn công giải phóng của các chiến trường Quảng Đà; các đồng chí lớn tuổi, am tường hát bội được quy tụ. Sau 3 năm phục vụ chiến trường, do yêu cầu phát triển nghệ thuật, đảm bảo phục vụ lâu dài, năm 1980, 14 diễn viên được chọn ra Bắc đào tạo tại Trường Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam. Cùng thời điểm này, Đoàn được bổ sung một số diễn viên tốt nghiệp khoa Tuồng. Năm 1972, Đoàn phát triển và đổi thành Đoàn tuồng Giải phóng Trung Trung bộ, nới rộng biên chế, phát triển quy mô phục vụ cho khu V, với dàn diễn viên gần 60 người. Tháng 5.1974 Đoàn có mặt chiến trường Khu V và lấy tên Đoàn Tuồng Khu V, phục vụ xuất sắc cho chiến dịch Hồ Chí Minh. Tháng 1.1976 Đoàn được giao lại cho tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, lấy tên Đoàn Nghệ thuật Tuồng Quảng Nam-Đà Nẵng. Tháng 12 .1992, UBND tỉnh quyết định thành lập Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh và sau này tách tỉnh Nhà hát thành đơn vị nghệ thuật của TP Đà Nẵng.
Trải qua 50 năm hình thànhvà trưởng thành Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh đã để lại một sự nghiệp không nhỏ; các thế hệ nghệ sĩ đã thừa hưởng và tạo nên một tài sản vô gia không chỉ qua các vở diễn truyền thống kinh điển, hoành tráng, bi hung từ sự truyền dạy của các bậc thầy lão luyện tâm huyết trong nghệ thuật tuồng. Ngày nay, với đội ngũ diễn viên trẻ, thế hệ thứ 6, thứ 7 được học tập, luyện nghề bằng những làn điệu, âm nhạc, vũ đạo độc đáo của nghệ thuật truyền thống tiêu biểu; được Nhà nước, ngành văn hóa, chính quyền các cấp đầu tư đúng mức nên có nhiều điều kiện giữ nghề và phát triển nghề. Giữa thời điểm có nhiều tác động khách quan, gây khó khăn chung cho các loại hình nghệ thuật truyền thống, thì đêm đếmân khấu của Nhà hát vẫn đỏ đèn, tiếng trống chầu vẫn giục giã, lời ca tiếng nhạc vẫn vút cao và điều mà tập thể Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh luôn xúc động và trân quý, đó là sự hiện diện không quá ít của khán giả yêu nghệ thuật truyền thống này.
Thứ trưởng Vương Duy Biên tặng bằng khencho các cá nhân Nhà hát có thành tích xuất sắc
Đến nay, Nhà hát đã 6 NSND, 24 NSƯT, hang chục nghệ sĩ được công nhận xuất sắc, hang chục Huân, Huy chương, cờ thi đua của Chính phủ và Bộ VHTT-DL. Năm 2015, nghệ thuật tuồng Xứ Quảng tại Đà Nẵng được công nhận “Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia” và hôm nay được vinh dự đón nhận phần thưởng cao quý của Nhà nước “Huân chương Lao động hạng Nhất”.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Vương Duy Biên mong rằng Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh sẽ có những bước tiến vững chắc và xa hơn nữa; làm sao mang khán giả đến với sân khẩu tuồng ngày một nhiều hơn, trong đó có lớp trẻ. Mấy năm qua Nhà hát đã phát hiện và đào tạo được nhiều tài năng trẻ, đó là điều đáng mừng nhưng phải làm sao có chính sách giữ chân lâu dài thế hệ diễn viên trẻ để họ tâm huyết và làm hạt nhân trong việc giữ gìn bản sắc tuồng tại Xứ Quảng.
Tin liên quan