DỜI ĐÔ
Lý Công Uẩn còn gọi là Lý Thái Tổ- ông là vị vua đầu tiên của dòng họ nhà Lý, khi ông lên ngôi Hoàng đế. Trong kế sách trị quốc bình thiên hạ có ý tưởng nổi bật là dời kinh đô Hoa Lư về Đại La, mặc dù gặp muôn vàn khó khăn, song cuối cùng vẫn được tiến hành. Từ đó khẳng định tư tưởng: Bên cạnh việc giữ yên bờ cõi còn là việc làm sao cho đất nước được cường thịnh, đời sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Quyết sách dời đô của vua Lý Thái Tổ thể hiện tài đức của ông khi quyết định một việc đại sự, có ý nghĩa tới ngàn năm sau.
"Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô. Nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng của mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ơ nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục ổn định. Huống gì thành Đại La, kinh đo của Cao Vương ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn, hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây, lại tiện hướng nhìn sông tựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chỉ có nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là kinh đô bậc nhất của Đế Vương muôn đời".
TRÍCH DẪN LỜI TRONG VỞ TUỒNG "DỜI ĐÔ" - TÁC GIẢ: LÊ DUY HẠNH
MỘT SỐ HÌNH ẢNH